Covid-19 đến và đi mang bao nhiêu thương đau, mất mác và cũng đã thúc đẩy việc thay đổi cách mà doanh nghiệp vận hành và thích nghi với một hình thái mới của xã hội. Điều này đã góp phần vào việc tăng trưởng của hình thức làm việc freelance và remote.
Trong bài viết này, tôi sẽ xoay quanh định nghĩa đúng và hiểu đầy đủ về các thuật ngữ mà chúng ta quen sử dụng hằng ngày Freelance – Freelancer vs Remote – Employee.
Năm hai lẽ mấy tui làm
Freelancer kiếm cơm từ 2008 – 2014
Có lẽ tôi đã dấn thân vào ngành từ khá sớm, không qua trường lớp đào tạo, phần lớn kiến thức đều thông việc việc tự mày mò học HTML / CSS, PSD2HTML, PHP, WordPress từ người thầy Demon Warlock (Izwebz.com) và sau đó là tự deal với khách hàng và nhận các job tương ứng để kiếm cơm.
Thông qua đó, tôi hiểu rất rõ, freelance làm như thế nào? Và cần những tiêu chuẩn gì để có thể trở thành một Freelancer. (Tôi sẽ giải thích ở phần 2 của chuỗi bài viết này)
Remote: biết từ năm 2014
Lại quay ngược về quá khứ năm 2014, một số người bạn và tôi có niềm yêu thích và đam mê WordPress mà mong muốn được chia sẽ đến với cộng đồng yêu thích Wp ở SG, thế là chúng tôi có tổ chức các buổi Meetup về WordPress có tên là Saigon WordPress và được tài trợ bởi công ty OnTheGoSystem (bạn nào làm về WP chắc sẽ biết đến plugin đa ngôn ngữ wpml.org của công ty này).
Thông qua bạn của mình, người hiện đang làm việc cho OnTheGoSystem tôi mới biết được cty này không có bất kỳ văn phòng làm việc nào trên thế giới. Toàn bộ nhân viên của công ty đều đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và họ đều làm việc online. Mỗi năm, công ty sẽ tổ chức team building một lần ở một nơi nào đó siêu đẹp trên thế giới.
Ngay thời điểm đó, tôi mới có nhận được thức được rằng, trên thế giới này có một hình thức làm việc từ xa (remote) như vậy và dường như nó đã là một hình thức làm việc đã phổ biến từ lâu ở trên thế giới và ở các quốc gia phát triển về CNTT.
Suy xét lại, cách làm việc của tôi (freelance) với bạn tôi (remote) thì đều là làm việc từ xa, thích làm việc ở đâu thì làm, thích làm việc giờ nào thì làm.
Freelance – Freelancer vs Remote – Employee
Freelance là gì?
Freelance (làm việc tự do) là một hình thức làm việc tự chủ, không phát sinh quan hệ hợp đồng lao động (HĐLĐ) với một công ty hoặc tổ chức. Người làm Freelance sẽ được gọi là Freelancer. Tuy nhiên, giữa Freelancer và công ty hoặc tổ chức hoặc một cá nhân có thể phát sinh các hình thức quan hệ khác thông qua các loại Hợp đồng dịch vụ XXX hoặc Thỏa thuận hợp tác ABC trong một khoản thời gian với khối lượng công việc & khoản chi phí theo dự án hoặc theo giờ tùy thuộc và thỏa hiện giữa 2 bên.
Freelancer có thể làm việc từ xa hoặc làm việc tại một địa điểm nào đó theo thỏa thuận.
Remote là gì?
Remote (làm việc từ xa) là một hình thức làm việc mà người làm việc không cần phải đến trực tiếp tại văn phòng hoặc trụ sở của công ty. Người làm việc Remote có thể làm việc từ bất kỳ đâu, chỉ cần có kết nối mạng và các công cụ cần thiết. Người làm remote có thể là nhân viên chính thức (Employee) của một công ty hoặc tổ chức với quan hệ phát sinh là HĐLĐ hoặc cũng có thể là Freelancer với các hình thức quan hệ như trên.
Vậy với định nghĩa trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Freelancer chưa chắc 100% là làm từ xa, mà người làm từ xa thì chắc 99% sẽ làm từ xa không phải lên văn phòng công ty (chỉ có thể lên onboarding ngày đầu tiên hoặc tuần đầu tiên khi đi làm).
Freelancer là gì?
Một Freelancer thường làm việc cho nhiều khách hàng khác nhau và có thể làm việc ở bất kỳ đâu: ở nhà, quán Cafe (như CoderHouse chẳng hạn), ngoài công viên, bãi biển, trong rừng hoặc địa điểm đã được giao kết với người thuê. Chỉ cần nơi đó có Wifi hoặc 4G và Freelancer cảm thấy thoải mái.
Chuẩn bị đi thuê Freelancer? Hãy lưu ý:
Freelancer có thể chơi kiểu solo hoặc chơi 2 người và đôi lúc là threesome hoặc party. Tức là, để tối ưu hóa nguồn thu nhập của mình, freelancer thường sẽ xây dựng profile / portfolio xịn chất chơi người dơi để có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng và nhận nhiều job / project một lúc.
Khi freelancer thấy công việc của bản thân đã đủ và không thể handle thêm nữa thì sẽ tìm một freelancer khác để làm chung. Hoặc nếu dự án lớn và kèm theo đó là thời gian gấp, thì sẽ tìm một số người khác để cùng làm và chia sẽ lợi nhuận với nhau.
Nên hãy lưu ý, tìm hiểu thật kỹ về freelancer mình muốn thuê. Bạn có thể gọi điện xác nhận với cá nhân hoặc tổ chức đã làm việc với freelancer đó để hỏi thăm về hiệu quả & hiệu suất làm việc của freelancer. Tránh trường hợp tiền mất mà không được việc.
Employee là gì?
Một Employee (nhân viên) thường sẽ chỉ có thể làm việc chính thức cho công ty, tổ chức với phát sinh là HĐLĐ và kèm theo đó là các loại thuế, bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Tại sao tôi lại bôi đen từ chính thức?
Thời gian làm việc theo quy định của Luật lao động căn bản sẽ là 8 giờ / ngày (nếu có OT chạy deadline này kia thì sẽ là 48 giờ / tuần). Tuy nhiên, đối với một cá nhân thông thường thì thời gian trong ngày sẽ có trống ít nhất là 4 giờ / buổi tối, nếu dân ham cày bừa thì có thể lên đến 6 – 8 giờ / ngày.
Khi có thời gian rảnh thì, người siêng năng sẽ đi cày cơm, người lười nhát sẽ đi cày rank. Điều đó dẫn đến một việc, ban ngày làm nhân viên chính thức ở một công ty nào đó (như Tego Global chẳn hạn), tối đến thì lại khoác lên mình tấm chiếu freelancer để làm thêm.
Vừa làm Employee và làm Freelancer cần lưu ý gì?
Việc làm 2 job cùng lúc không là hoàn toàn hợp lý, vừa tăng thêm thu nhập cho bản thân vừa có thể trao đồi thêm kinh nghiệm, kiến thức & kỹ năng xã hội khi phải lăn lộn giành chén cơm của freelancer khác.
Tuy nhiên, bạn cần phải xét đến yếu tố về HĐLĐ và Thuế TNCN, vì khi bạn sẽ thuộc diện cá nhân có thu nhập nhiều nơi và có phát sinh đóng Thuế TNCN. Phần thuế TNCN sẽ do ai chịu trách nhiệm đóng và ai sẽ chịu trách nhiệm làm hồ sơ:
- Thu nhập Chính thức (nguồn thu nhận từ cty ký HĐLĐ) thường sẽ do cty làm hồ sơ và trích lương của bạn ra để đóng theo quy định pháp luật.
- Thu nhập Không chính thức: nếu 2 bên giao dịch dân sự thì sẽ không có, còn nếu Freelancer và Tổ chức thì sẽ chắc chắn có. Lúc này bạn cần phải xem trong thỏa thuận với đơn vị trả thu nhập Không chính thức là ai sẽ khai thuế TNCN và phần tiền đóng nằm ở đâu trong tiền phí phát sinh giữa 2 bên.
Phương án tôi gợi ý: Trường hợp bạn có nhiều nguồn thu nhập thì nên thuê một đơn vị kế toán – thuế để hoạch toán thuế TNCN cho mình, nhanh chóng và gọn gàng, không gây lằn nhằn cho các đơn vị thuê mình, nhưng lưu ý tiền phí cần bao gồm luôn cả tiền đóng thuế TNCN. Không thì cuối năm lại meo mồm ra đóng thuế.
Túm lại? Remote hay Freelance? Rồi Hybrid là gì?
Đón xem ở Phần 2 của bài viết.