Freelancer có đóng thuế sml không?

Bạn có biết mã số thuế cá nhân của mình không? Nếu bạn trả lời là thì bạn chính là đối tượng của bài viết này. Mà cho dù bạn có trả lời KHÔNG thì bài viết này là dành cho bạn.

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là khoản thu nhập chịu thuế TNCN và bạn phải nộp thuế TNCN vào ngân sách nhà nước. Nhưng mà, 10 ông làm freelancer thì chắc được 5 ông biết về thuế TNCN và chắc có 2 ông biết khoản thu nào phải tính thuế TNCN, khoản nào được miễn. Nhưng chắc sẽ chỉ có 1 ông là có đóng thuế TNCN cho nhà nước. Ông còn lại thì giả bộ khum biết để khỏi phải đóng.

Freelancer nên tìm hiểu về thuế TNCN

Thực ra, bạn chỉ cần google search với keywork “Cách đóng thuế TNCN” là nó ra Khoảng 974.000 kết quả (0,35 giây) cho bạn tha hồ nghiên cứu khoa học.

Freelancer

Sau khi nghiên cứu khoa học xong thì tôi cũng đảm bảo với bạn là bạn sẽ cảm thấy hoang mang vì có cảm giác là đang vi phạm pháp luật.

Tìm hiểu về thuế TNCN là một trong những kiến thức cần phải trang bị trước khi trở thành một Freelancer toàn thời gian.

Và tất nhiên, tôi viết bài viết này dựa vào việc mình đã từng là freelancer, cũng là một nhà quản lý doanh nghiệp, với kinh nghiệm của mình tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn các kiến thức cơ bản để không gặp những rắc rối không cần thiết đến luật.

Định nghĩa về thuế TNCN

Văn bản tham chiếu:

Đối tượng nộp thuế TNCN căn cứ theo Luật Thuế TNCN 2007, sửa đổi, bổ sung 2012, là những cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế tại lãnh thổ Việt Nam.

Thuế TNCN là khoản tiền trích nộp một phần tiền lương hay các khoản thu khác nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của cá nhân có thu nhập tính thuế.

Theo quy định, cá nhân có thu nhập thấp không bị đánh thuế TNCN. Điều này nhằm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội.

Nguồn tiền phải đóng thuế TNCN

Điều 3 Luật Thuế TNCN quy định đối tượng nộp thuế TNCN khi có các khoản thu nhập bao gồm:

– Thu nhập từ kinh doanh.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công (bằng tiền hoặc không bằng tiền), các khoản phụ cấp, trợ cấp…

– Thu nhập từ đầu tư vốn: Lợi tức cổ phần, tiền lãi cho vay,…

Như vậy, đối với các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm các khoản như trên thì có thu nhập chịu thuế TNCN.

Căn cứ tính thuế với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ bao gồm:

– Các khoản bảo hiểm, đóng quỹ hưu trí tự nguyện.

– Các khoản từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

– Các khoản giảm trừ gia cảnh: Giảm trừ 11 triệu đồng/tháng với bản thân, 4,4 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc. 

Mức nộp thuế TNCN thế nào?

Luật Thuế TNCN quy định, công thức tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, được tính như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế (1) x Thuế suất (2)

Trong đó:

(1) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

(2) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn

Như vậy, để xác định số thuế phải nộp, bạn cần xác định tổng thu nhập chịu thuế, các khoản được miễn, các khoản giảm trừ.

Sau đây là biểu lũy tiến từng phần theo Điều 22 Luật Thuế TNCN

Bậc thuếPhần thu nhập tính
thuế/năm (triệu đồng)
Phần thu nhập tính
thuế/tháng (triệu đồng)
Thuế suất (%)
1Đến 60Đến 55
2Trên 60 đến 120Trên 5 đến 1010
3Trên 120 đến 216Trên 10 đến 1815
4Trên 216 đến 384Trên 18 đến 3220
5Trên 384 đến 624Trên 32 đến 5225
6Trên 624 đến 960Trên 52 đến 8030
7Trên 960Trên 8035

Có quá nhiều dữ liệu cần phải xử lý và liệu rằng freelancer có thể xử lý được không?

Tôi tin là

Nhưng mà bạn sẽ bị tốn rất nhiều thời gian để kê khai và nộp, nhưng chưa chắc là sẽ xong ngay lần đầu.

Freelancer trốn thuế có được không?

Câu trả lời là được, nhưng mà đọc thêm khúc dưới này xem freelancer trốn thuế thì chắc ăn là sml với cơ quan thuế đó các ae freelance.

Không đóng thuế TNCN sẽ bị gì?

Bạn có thể sẽ bị phạt và bị truy thu thuế TNCN, ví dụ bạn có thể xem qua các bài biết sau:

freelancer trốn thuế

Còn mức phạt cao nhất thì bạn có thể tham khảo bên dưới

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

Làm cả năm chưa kịp hưởng đã bị truy thu thuế nộp vào ngân sách nhà nước phải ko các bạn? Nhưng nó chỉ xảy ra khi bạn vi phạm thôi. Các thông tin bên dưới đây sẽ giúp cho bạn nhẹ đầu ở phần thuế TNCN khi làm freelance.

Freelancer và Hợp thức hoá thu nhập?

Khi làm freelance thì bạn sẽ cần phải ký hợp đồng về việc cung cấp dịch vụ của mình, hợp đồng này sẽ có 2 dạng.

Cá nhân – Cá nhân

  • Xác lập các điều khoản ràng buộc giữa 2 cá nhân với nhau, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ giữa 2 bên.
  • Đối với dạng hợp đồng này bạn sẽ không cần phải kê khai đóng thuế TNCN. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần được đưa ra trao đổi rõ và thống nhất giữa 2 bên.
  • Lưu ý phương thức thanh toán:
    • Tiền mặt: ghi biên nhận bạn đã nhận tiền theo hợp đồng => đây là phương thức mà tôi Khuyến khích.
    • Chuyển khoản: Nội dung chi nên là Nộp tiền, Chuyển khoản và bạn ghi biên nhận đã nhận tiền theo hợp đồng. Tuyệt đối không ghi nội dung chuyển chi tiết, tránh trường hợp lẫn lỗn và bị truy thu từ cơ quan thuế.

Cá nhân – Tổ chức

  • Xác lập các điều khoản ràng buộc giữa cá nhân và pháp nhân, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ giữa 2 bên.
  • Đối với dạng hợp đồng này, bạn sẽ có thể:
    • TH1: Phải đóng thuế TNCN, để công ty có thể hoạch toán được khoản tiền khoản chi cho bạn và chi phí hợp lệ của doanh nghiệp. Lưu ý: đối với trường hợp này, bạn cần phải nói rõ với công ty là phí dịch vụ của mình chưa bao gồm tiền thuế TNCN.
    • TH2: Không đóng thuế TNCN, công ty có thể có cách khác để xử lý và hoạch toán khoản chi này cho bạn. Với phương án này thì bạn sẽ khoẻ hơn, nhưng rất ít công ty đồng ý với cách này.
  • Đối với TH1, sẽ phát sinh 2 khả năng có thể xảy ra:
    • KN1: Công ty sẽ giữ lại phần tiền thuế TNCN của bạn đối với hợp đồng ký với công ty và thay bạn nộp luôn phần thuế TNCN đó cho bạn.
    • KN2: Bạn sẽ phải tự hoạch toán thuế TNCN của mình, và tiền trong hợp đồng đã bao gồm tiền thuế TNCN của bạn rồi. Các công ty thích phương án này hơn, vì sau khi nghiệm thu và thanh lý hợp đồng là xong, không còn dây dưa gì hết.
  • Phương thức thanh toán:
    • TH1: thường sẽ chuyển khoản từ tài khoản công ty và tài khoản cá nhân của bạn và với nội dung chi tiết theo hợp đồng.
    • TH2: thường sẽ nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản, và bạn cũng lưu ý là nên chuyển khoản với nội dung đơn giản. Bạn sẽ ghi biên nhận và gửi lại công ty.

Đến đây thì chắc có lẽ bạn cũng hoang mang vãi rồi nhỉ? Vẫn chưa tới phần khai thuế và nộp thuế ở đâu?

freelancer trốn thuế

Freelancer và Tuyệt chiêu cuối

Thực ra thì tôi cũng hoang mang như bạn sau khi tìm hiểu, quá nhiều quy trình, quá nhiều dữ liệu cần phải xử lý. Để có thể hoàn thành việc kê khai và nộp thuế chắc chắn sẽ tốn một khoảng thời gian của tôi và trong khi khoản thời gian đó, tôi có thể nhận 1 project freelance khách và kiếm được thêm nguồn thu nhập.

Phương án lựa chọn của tôi lúc đó là thuê một bạn freelancer chuyên bên thuế và BHXH để có thể thay tôi xử lý các vấn đề liên quan đến thuế TNCN. Bạn chỉ cần cung cấp các thông tin cần thiết, nếu có bất kỳ biến động liên quan đến thu nhập của mình từ hoạt động freelance thì bạn cứ báo cho bạn freelancer đó biết và bạn đó sẽ đưa hướng dẫn phù hợp cho bạn để đảm bảo an toàn về thuế và tuân thủ đúng pháp luật.

Bạn nào cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến thuế TNCN cá nhân. Có thể liên hệ với tôi, tôi sẽ fwd bạn qua người đã xử lý các vấn đề liên quan đến thuế TNCN của tôi.