Freelancer – Nguồn gốc và Sức mạnh

Freelance là một hình thức làm việc tự chủ, không có mối quan hệ chính thức với một công ty hoặc cá nhân. Freelancer thường làm việc cho nhiều khách hàng khác nhau và có thể làm việc từ bất kỳ đâu, và trong bất cứ thời gian nào, chỉ cần có máy tính và kết nối mạng. Freelancer thường nhận thanh toán theo giờ hoặc theo dự án.

Nguồn gốc và Sức mạnh

Freelancer cổ đại

Ngược dòng lịch sử chắc chúng ta đều đã nghe cụm từ “Lính đánh thuê” trong sử sách hoặc video game chúng ta chơi lúc nhỏ. Một người lính sẽ phục vụ cho các chủ nhân khác nhau và nhận được một khoản thù lao sau khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc sau khi sống sót khỏi trận chiến.

Freelancer đầu tiên xuất hiện tại thời Đại Tiên, khi những chiến binh giáo kềnh có thể đấu tranh cho nhiều chủ nhân và nhận tiền từ mỗi chủ nhân.

Cái này là OpenAI trả lời. Hỏi Google cũng ko biết thời Đại Tiên là thời nào.

Để một freelancer cổ đại được lựa chọn bởi chủ nhân thì phải có nhiều tố chất về kỹ năng và kinh nghiệm, được thể hiện qua ngoại hình (to lớn, khoẻ khoắn, rắng chắc, nhiều tha thu), sức khỏe (có thể 1 cân 3) và thâm chí là trang bị (áo giáp, kiếm, súng, răng giả, thẹo),…

Freelancer
Biệt đội Lính đánh thuê mạnh nhất quả đất

Freelancer hiện đại thì có Sức mạnh gì?

  • Chuyên môn cao: Freelancer có thể là chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, hoặc có nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực liên quan với nhau, giúp cho dự án của doanh nghiệp đi đúng hướng.
  • Linh hoạt về thời gian: Freelancer có thể tự quản lý thời gian một cách tự do, giúp tối đa hóa sức mạnh và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp trong các dự án thuê freelancer.
  • Tự chủ: Freelancer chắc chắn sẽ chủ động trong công việc nhầm đảm bảo tiến độ đúng và chất lượng chính xác như thoả thuận với doanh nghiệp.
  • Sáng tạo: Freelancer là người tự chủ và nhiều kinh nghiệm, nên việc thuê một freelancer sẽ giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận được những quan điểm mới mẻ trong dự án.
  • Trách nhiệm: Freelancer để có thể kiếm được project, thì việc đảm bảo chữ tín & đảm bảo chất lượng sản phẩm trong lúc thực hiện lẫn bàn giao, chuyển giao là điều kiện bắt buộc để tồn tại. Do đó, freelancer chắc chắc sẽ phải có trách nhiệm trong việc

Liệu ai cũng có thể trở thành Freelancer?

Câu trả lời là ĐÚNG

Ví dụ: Giờ hành chính anh Tuấn Anh đi làm Game Designer ở Gago Studios ở vũ trụ TegoVerse. Hết giờ làm, Tuấn Anh về đến nhà thì có chị Hằng ở tầng dưới nhờ qua nhà sửa ống nước và sau khi sửa thông được ống nước thì chị Hằng gửi anh Tuấn Anh một khoản phí để cảm ơn. Vô tình anh Tuấn Anh đang làm freelance bán thời gian với chuyên môn sửa ống nước.

Freelancer
Anh thợ sửa ống nước chăm chỉ

Freelance có dành cho tất cả mọi người?

Câu trả lời là KHÔNG

Mỗi người có thể có nhu cầu và khả năng khác nhau, nên nhiều người sẽ không chấp nhận rủi ro và đôi lúc không nhìn thấy được cơ hội để trở thành Freelancer.

Ví dụ: Giờ hành chính, chị Hằng làm việc Content Creator ở Tecy Agency ở vũ trị TegoVerse. Hết giờ làm, chị Hằng về nhà nghỉ ngơi. Trong lúc đó, anh Tuấn Anh ở tầng trên đang muốn bán cái Samsung Galaxy Tab S8, nên anh Tuấn Anh nhờ chị Hằng chụp hình và viết một bài đăng trên MXH để bán và sẽ chia cho chị Hằng một khoảng hoa hồng. Nhưng chị Hằng vì bị sếp chửi lúc chiều nên bực trong người và từ chối Tuấn Anh.

Freelancer Cơ hội và Rủi ro

Công việc nào cũng vậy, có rất nhiều lợi ích khi làm việc freelance, nhưng việc chuyển sang làm freelance cũng có một số thách thức mà các freelancer cần chuẩn bị.

Cơ hội

Tự do lựa chọn công việc

Tự do giờ làm việc

Trải nghiệm và phát triển

Tự do lựa chọn mức lương

Tuổi trẻ và sức khỏe

Rủi ro về tình trạng việc làm vì Suy thoái kinh tế

Rủi ro

Thiếu sự ổn định

Dễ bị chễnh mãn

Dễ mắc sai lầm và đi thụt lùi

Không có an toàn tài chính

Phải OT để kịp deadline

Ế chổng, ế chơ vì không có khách hàng, dự án

Tự giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế và hợp đồng

Không có chế độ bảo hiểm của nhà nước.

Freelance cung cấp rất nhiều cơ hội cho những người muốn tự do, sự tự chủ trong việc lựa chọn công việc, và cơ hội để tăng lương. Tuy nhiên, nó cũng nắm giữ một số rủi ro, bao gồm sự khó khăn trong việc tìm kiếm công việc và các thách thức liên quan đến tài chính.

Do đó, trước khi quyết định theo đuổi con đường freelance, bạn nên chắc chắn rằng họ có đủ năng lực và tài nguyên để đối phó với những thách thức này.

Freelancer có phải là Start-up không?

Freelance có thể là công việc chính và freelancer phải tự quản lý công việc và tài chính của mình hoặc có thể coi là một hình thức làm việc tạm thời hoặc bổ sung cho việc làm chính thức khác và làm freelancer solo thì chưa thể gọi là Start-up được. Vì start-up (khởi nghiệp) đòi hỏi nhiều yếu tố & kỹ năng khác ngoài công việc và tài chính.

Freelance nếu đi solo thì sẽ chỉ có thể kiếm được một số lượng tiền nhất định trong tháng, sẽ có biến động, nhưng sẽ không tăng trưởng đi lên mãi được. Như tôi có đề cập ở bài viết trước đó “Năm 2023 rồi! Nên nhận job Freelance hay Remote đây?” có đề cập:

Khi freelancer thấy công việc của bản thân đã đủ và không thể handle thêm nữa thì sẽ tìm một freelancer khác để làm chung. Hoặc nếu dự án lớn và kèm theo đó là thời gian gấp, thì sẽ tìm một số người khác để cùng làm và chia sẽ lợi nhuận với nhau.

Start-up bắt đầu từ đây?

Khi một nhóm nhiều freelancer làm việc với nhau (3-5 người), cùng nhau hướng về một mục tiêu chung và cùng tạo ra một giá trị cho chính đội ngũ trong nhóm và đồng thời tạo ra giá trị cho khách hàng. Ngay thời điểm này, một hình thái start-up đã được nhen nhóm.

Freelancer và các vấn đề về Luật – Thuế – Hợp đồng như thế nào?

Đón xem bài tiếp theo “Freelancer có đóng thuế sml không?